Page 8035 – Nguoi Viet Online (2024)


JERUSALEM (AP)Ngoại Trưởng John Kerry của Mỹ hôm Thứ Sáu thực hiện sứ mệnh ngoại giao mới nhất giữa Israel với Palestine, trong nỗ lực thuyết phục hai bên trở lại bàn hội nghị và làm sống lại tiến trình hòa bình ở Trung Đông.






Page 8035 – Nguoi Viet Online (1)

Ngoại Trưởng John Kerry (phải) gặp Thủ Tướng Israel, ông Benjamin Netanyahu, lần thứ hai tại Jerusalem, trong chuyến đi Trung Đông mới đây. (Hình: AP/Jackquelyn Martin)


Ông Kerry trở lại Jerusalem lần thứ hai trong không đầy 24 giờ, sau hai tiếng rưỡi gặp gỡ với Tổng Thống Palestine, ông Mahmoud Abbas, ở Amman, Jordan.


Trước đó ông Kerry cũnggặp thủ tướng Israel, ông Benjamin Netanyahu, trong buổi ăn tối kéo dài vào đêm Thứ Năm ở Jerusalem. Mục tiêu của ông Kerry là tái lập những cuộc hội đàm để tìm một giải pháp cho đôi bên trong cuộc xung đột.


Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cho biết, hai ông Kerry và Abbas đã thực hiện một “cuộc thảo luận hết sức xây dựng,” tập trung vào tiến trình hòa bình đang tiến triển, và sau đó sẽ đến Iran và Syria.


Sau lần diện kiến đầu tiên với ông Netanyahu, Bộ Ngoại Giao nói hai phía đã đạt được một “cuộc nói chuyện hữu ích, và sâu rộng” và rằng ông Kerrytái khẳng định sẽ làm việc với các bên để đạt đến giải pháp hai nhà nước. (TP)


Ngành Mai


Vở hát “Nữ Tướng Cờ Ðào.” Cuộc đời nữ Ðô Ðốc Bùi Thị Xuân được đưa lên sân khấu ở hai thời điểm: Năm 1994 Bùi Thị Xuân (Diệu Hiền) trên sân khấu đoàn Sài Gòn 2, và năm 1996 Bùi Thị Xuân (Ngọc Huyền) trình diễn dự giải diễn viên xuất sắc.







Page 8035 – Nguoi Viet Online (2)




Nữ nghệ sĩ Ngọc Huyền trong vai nữ tướng Bùi Thị Xuân. (Hình: Bộ sưu tập của Ngành Mai)

Trải qua nhiều giai đoạn: Thoát ly với tư tưởng phù Lê của gia tộc, đi theo Tây Sơn giúp Nguyễn Huệ đánh Ðông dẹp Bắc để dựng nên nghiệp lớn. Sau khi Quang Trung mất, bà ra sức chống đỡ triều Tây Sơn với ông vua còn non trẻ, và thù trong giặc ngoài đe dọa. Tất cả, đều đã được tái hiện trong rất nhiều tác phẩm sân khấu.

Tuy có nhiều nữ nghệ sĩ đã thể hiện nhân vật Bùi Thị Xuân – nữ tướng tài ba dưới thời Tây Sơn, nhưng người xem vẫn nhớ mãi một Bùi Thị Xuân-Diệu Hiền. Hoàn toàn không ngoa khi nói rằng qua tài năng của Diệu Hiền, Bùi Thị Xuân đã trở thành một trong những hình tượng đạt đỉnh cao nghệ thuật.

Bằng một giọng ca khỏe khoắn hiếm có, sự sâu sắc đạt đến độ chín muồi khi bộc lộ những dằn vặt nội tâm giữa một bên tình, một bên trách nhiệm đang giằng xé trong lòng người nữ tướng. Với đường nét vũ đạo điệu nghệ, nhẹ nhàng nhưng dũng mãnh, đẹp mắt, Bùi Thị Xuân của Diệu Hiền đầy sức chinh phục bởi sự thành công có thể nói là hoàn chỉnh của nhân vật.

Nhớ đến Diệu Hiền là nhớ đến một Bùi Thị Xuân không đầu hàng số phận; một nữ tướng tài ba với dũng khí, lòng kiên quyết và sự sáng suốt của người anh hùng cùng những nỗi đau, những tâm tư hết sức “đời thường” của người phụ nữ đối với gia đình, v.v… Ở đây, Diệu Hiền đã góp phần quan trọng làm phong phú hóa tính cách Bùi Thị Xuân trên sân khấu.

Lần sau dự giải diễn viên xuất sắc, Bùi Thị Xuân-Ngọc Huyền chọn một trích đoạn thể hiện những giây phút cuối của cuộc đời lừng lẫy của bà. Cũng vẫn một Bùi Thị Xuân lẫm liệt, uy nghi – nhưng đó là cái uy nghi của con hổ đã sa bẫy. Không chỉ nỗi đau riêng, bà còn đau nỗi đau của cả một triều đại đã sụp đổ.

Về cái cay đắng của kẻ anh hùng, những cố gắng của Ngọc Huyền đã tạo cho trích đoạn những chấm phá ấn tượng.

Thứ nhất, đó là một Bùi Thị Xuân nghiêm khắc. Dạy con phải giữ khí tiết đã đành – bà còn kìm nén như không dám thú nhận với mình nỗi xót xa cho đứa con bé bỏng phải nằm gọn trong nanh vuốt kẻ thù. Nỗi đau mà người mẹ không dám đau – chỉ thoáng qua trong một giây ánh mắt hoảng loạn. Bà đã trấn an mình bằng đủ thứ lý lẽ để xoa dịu nỗi đau bản năng mà kẻ làm tướng không có quyền.

Tuy nhiên, nỗi đau của Bùi Thị Xuân không đơn độc. Người gác ngục đã liều chết mang đến cho bà hai vật quý nhất trong giây phút cuối. Một là băng vải đỏ quấn quanh mình, để cực hình voi giày cũng không khiến bà phải phơi bày thân thể. Chi tiết này chứng tỏ một lòng kính trọng sâu xa của quần chúng đối với bà.

Vật quý thứ hai là nắm xôi nếp quê nhà. Tiễn một người ra đi, hương nếp bay theo quyến luyến. Bùi Thị Xuân trước khi chết hẳn cũng được thỏa nguyền. Người đời không chỉ tri ân bà, họ còn thương mến bà như những người thân. Như vậy sự nghiệp của bà không uổng phí, và bản thân bà cũng rất tin vào điều đó. Bà đã nhận đầy cảm kích mà không chút ngạc nhiên. Có lẽ, bà đã luôn xác tín đến giây phút sau cùng. Ngọc Huyền đã thể hiện được điều đó, tạo được cho nhân vật một sức nặng, cho phút ra đi đậm màu bi tráng, thoát ra khỏi những tầm thường…


Nhạc sĩ Lê Khiêm cho biết là những ngày qua, đã có rất nhiều điện thoại gọi về ông, hỏi thăm về cuộc thi diễn xuất.Và câu hỏi nào xét ra cũng có lý, đáng thắc mắc như: Thi diễn, diễn đơn độc một mình hay nhiều người. Có giới hạn số diễn viên trong màn kịch; diễn tuồng loại nào, xã hội hay hương xa; nếu diễn tuồng Trung Hoa như Lưu Kim Ðính, Phàn Lê Huê,… thì trang phục của thí sinh, hay của ban tổ chức; thi diễn xuất tuồng cải lương hay kịch nói; nghệ sĩ từng hát trên sân khấu có được tham dự không?

Tóm lại là có rất nhiều câu hỏi, mà ban tổ chức ghi nhận và sẽ trả lời bằng các văn kiện thông báo rộng rãi cho thí sinh.

Ban tổ chức giải Phụng Hoàng đang nhận thí sinh ghi danh. Mọi thắc mắc về dự thi diễn xuất, thi hát cổ nhạc, xin gọi nhạc sĩ Lê Khiêm tại số (714) 595-1972. (N.M.)


Nguyễn Hưng Quốc
(Nguồn: VOA)


Trong bài “Quyền lực,” khi định nghĩa quyền lực là khả năng chi phối, khống chế và sai khiến người khác, tôi chỉ xuất phát từ góc độ chính trị, lại là thứ chính trị học truyền thống, tương đối đơn giản. Thật ra, khái niệm quyền lực còn phức tạp hơn thế rất nhiều.







Page 8035 – Nguoi Viet Online (3)




Bốn nhân vật nắm quyền lực cao nhất Việt Nam, từ trái, Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, và Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang. (Hình: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images)

Nói đến quyền lực, những người quen đọc triết học và lý thuyết văn học hậu hiện đại hẳn sẽ nghĩ ngay đến Michel Foucault (1926-84), người nổi tiếng về việc đưa ra một cách hiểu mới về khái niệm quyền lực, một cách hiểu rất có ảnh hưởng trong giới nghiên cứu không những về triết học hay văn học mà còn cả về tâm lý học, xã hội học, chính trị học và rất nhiều lãnh vực khác.

Theo Foucault, quyền lực không phải chỉ là một cấu trúc hay một tác tố (agency) bao gồm những gì mà một số người có khả năng khống chế, cưỡng bức hay ra lệnh người khác theo cách hiểu cũ. Theo ông, quyền lực có mặt ở mọi nơi (1), nó phân tán hơn là tập trung, nó nhập thể hơn là sở hữu, nó thuộc về diễn ngôn hơn là thuần túy có tính chất cưỡng bức.

Thuộc về diễn ngôn (discourse), quyền lực gắn liền với kiến thức (bởi vậy, ông hay dùng chữ “quyền lực/kiến thức” – power/knowledge): Mỗi xã hội có một “chế độ chân lý” (regime of truth) hay một thứ chính trị chung về chân lý (general politics of truth), nghĩa là một thứ diễn ngôn có chức năng quy định thế nào là đúng và thế nào là sai, thế nào là thật và thế nào là giả, thế nào là tốt và thế nào là xấu, rồi dựa trên những tiêu chuẩn ấy, nó quy định những gì nên làm và những gì không nên hoặc không được làm, cuối cùng, dựa theo đó, nó đánh giá và đưa ra những cách thưởng phạt khác nhau. Cái “chế độ chân lý” ấy được xác lập bằng các diễn ngôn khoa học và các cơ chế sản xuất các diễn ngôn ấy và sau đó, được gạn lọc, phổ biến và củng cố bằng giáo dục cũng như hệ thống truyền thông (2).

Cái “chế độ chân lý” ấy không nhất thiết bất biến và cũng không chỉ được áp đặt từ trên xuống dưới. Nếu “quyền lực đến từ mọi nơi,” như Foucault có lần nhấn mạnh, quyền lực/kiến thức cũng có thể đến từ những người bị trị. Mọi người đều có thể tham gia vào “trận chiến cho chân lý” (battle for truth), tuy nhiên, theo Foucault, cái gọi là “chân lý” ở đây không phải là các sự thật được khám phá mà chủ yếu là các quy định theo đó người ta phân biệt cái đúng và cái sai và những hệ quả quyền lực gắn liền với những cái được gọi là đúng ấy. Nói cách khác, đó là cuộc đấu tranh về tình trạng của chân lý và về vai trò kinh tế cũng như chính trị của cái gọi là chân lý (3).

Áp dụng lý thuyết của Foucault vào hoàn cảnh Việt Nam hiện nay, chúng ta thấy ngay cuộc chiến đấu cho tự do và dân chủ thực chất là một cuộc chiến về quyền lực, để giành lại những quyền (rights) căn bản của dân chúng. Nhưng nói đến cuộc chiến quyền lực, không nên chỉ nghĩ đến các cuộc cách mạng bằng vũ trang hay bạo lực hay, tiêu cực và nhẹ nhàng hơn, các cuộc biểu tình hay tuyệt thực, thậm chí, không phải chỉ ở các bài tố cáo hay phê phán các sự lợi dụng quyền lực (bao gồm cả tệ nạn tham nhũng) hay hành xử quyền lực một cách sai lầm của nhà cầm quyền. Cuộc chiến quyền lực còn diễn ra một cách âm thầm trong việc xác định các khái niệm để định hướng cách suy nghĩ và đánh giá của mọi người về những vấn đề quan trọng của đất nước.

Về phương diện này, nên lưu ý, giới cầm quyền Việt Nam, hay đảng Cộng Sản nói riêng, rất có ý thức. Họ vận dụng nó một cách triệt để và nhất quán suốt từ khi mới được thành lập. Họ có tham vọng viết lại từ điển tiếng Việt, ở đó, họ định nghĩa lại rất nhiều từ liên quan đến đời sống chính trị. Với họ, những chữ như “tự do,” “dân chủ,” “cách mạng,” “giải phóng,” “bình đẳng,” “tiến bộ,” “lạc hậu,” “trí tuệ,” “nhân dân,” “đất nước,” “cải tạo,” v.v… mang ý nghĩa khác hẳn. Bởi vậy, cãi với họ ở từng điểm một là một công việc vô ích. Vấn đề cần thiết hơn là vạch trần ra những âm mưu xuyên tạc chữ nghĩa, và từ đó, khung khái niệm của họ, và thay thế chúng bằng những cách hiểu mới thích hợp và chính xác hơn.

Một ví dụ cụ thể nhất là chữ yêu nước.

Trước, với người Việt Nam, yêu nước là quan tâm đến đồng bào, gắn bó với vận mệnh dân tộc và cương quyết bảo vệ độc lập, chủ quyền cũng như sự phồn thịnh của đất nước. Thời Pháp thuộc, đảng Cộng Sản, khi định nghĩa khái niệm yêu nước, một mặt, tập trung vào khía cạnh độc lập, mặt khác, nhấn mạnh vào yếu tố giai cấp, đặc biệt nhắm vào nông dân và vấn đề đất đai. Trong chiến tranh Nam Bắc, từ 1954 đến 1975, đảng Cộng Sản lại tập trung vào mục tiêu thống nhất, nghĩa là yếu tố lãnh thổ và chủ quyền. Sau năm 1975, họ lại định nghĩa: yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội, ở đó ý thức hệ nổi trội hơn tinh thần dân tộc. Sau năm 1990, khi hệ thống xã hội chủ nghĩa sụp đổ ở Nga và Ðông Âu, chiêu bài chủ nghĩa xã hội không còn thuyết phục nữa, họ dần dần quay trở lại với yếu tố dân tộc: yêu nước, với họ, là bảo vệ những thành quả của cuộc cách mạng kéo dài cả hơn nửa thế kỷ trong việc giành lại độc lập và thống nhất đất nước.

Thế nhưng, gần đây, khi âm mưu bành trướng lãnh thổ và lãnh hải của Trung Quốc càng ngày càng lộ liễu, khi Việt Nam đang phải đối diện với ý đồ lấn chiếm biển đảo của Trung Quốc, đảng Cộng Sản và nhà cầm quyền Việt Nam, một lần nữa, lại thay đổi nội dung khái niệm yêu nước. Yêu nước, với họ, bây giờ chỉ còn ba nội dung chính: Một, tập trung vào sự phát triển kinh tế; hai, giữ gìn sự ổn định chính trị (nghĩa là duy trì bộ máy lãnh đạo tuyệt đối của đảng); và ba, quan trọng nhất, tin tưởng và phó thác toàn bộ vận mệnh đất nước cho đảng! Với cách hiểu “mới” như thế, lòng căm thù giặc cũng như ý chí tranh đấu để bảo vệ độc lập và chủ quyền lại bị xem là… phản quốc, và những người có những biểu hiện ấy một cách công khai bị đối xử như là kẻ thù!

Cũng vậy, gần đây, họ muốn sử dụng cuộc bỏ phiếu tín nhiệm ở Quốc Hội để chứng minh Việt Nam cũng có dân chủ, thậm chí, “dân chủ gấp vạn lần” các nước tư bản khác (theo lời bà Nguyễn Thị Doan, phó chủ tịch nước) vì trên thế giới không ở đâu có hình thức bỏ phiếu như vậy (theo lời ông Phạm Quang Nghị, bí thư Thành Ủy Hà Nội).
Ở đây, người ta thu hẹp ý nghĩa dân chủ vào việc bỏ phiếu mà cố tình lờ đi ba vấn đề quan trọng và căn bản trước, trong và sau cuộc bỏ phiếu ấy: Một, các đại biểu Quốc Hội có thực sự là đại biểu của dân chúng? Hai, việc chia thang điểm thành ba: tín nhiệm cao/tín nhiệm/tín nhiệm thấp có thực sự khoa học và có ý nghĩa?

Và ba, cái gì xảy ra sau cuộc bỏ phiếu ấy? Những người bị tín nhiệm thấp sẽ ra sao? Sẽ bị cách chức hay vẫn tiếp tục ngồi ì ra đó đến cuộc bỏ phiếu lần tới và lần tới nữa nữa?
Vân vân.

Nhìn mọi âm mưu tuyên truyền tại Việt Nam từ góc độ như thế, chúng ta sẽ thấy ngay đâu là tâm điểm của cuộc đấu tranh quyền lực tại Việt Nam hiện nay.


Chú thích:

1. Michel Foucault (1998), The History of Sexuality: The Will to Knowledge, London: Penguin, tr. 63.
2. Michel Foucault (1980), Power/Knowledge (Colin Cordon biên tập), New York: Pantheon Books, tr. 131.
3. Như trên, tr. 132.

MEXICO CITY (Reuters) Một cụ bà 100 tuổi tuần trước vừa hoàn thành chương trình tiểu học tại tiểu bang Oaxaca, Mexico.







Page 8035 – Nguoi Viet Online (4)




Bà cụ Manuela Hernandez 100 tuổi vừa nhận bằng tiểu học. (Hình: MSN)

Bà cụ Manuela Hernandez, sinh ra tại tiểu bang Oaxaca vào tháng 6 năm 1913, một năm trước khi Thế Chiến thứ nhất. Sau khi mới chỉ vừa học xong lớp 1, Hernandez buộc phải bỏ học vì nhà quá nghèo để giúp đỡ gia đình làm những công việc trong nhà.

Tháng 10 năm ngoái khi đã 99 tuổi, được sự khuyến khích của người cháu, bà cụ Hernandez tiếp tục học hoàn thành chương trình học Tiểu học. Ngày Thứ Bảy tuần trước, cụ được trao bằng trong một buổi lễ tốt nghiệp tiểu học ở trường.


Cụ Manuela Hernandez cho biết: “Tôi thực sự thích đi học, nhưng tôi không có điều kiện tiếp tục đến trường. Một năm sau khi nghỉ học, tôi đã biết giặt và ủi đồ”.


Bà cụ Manuela Herdandez có dự định sẽ học lên trung học.


Một viên chức ngành giáo dục tại tiểu bang Oaxaca cho biết, hơn một nửa dân số trên 15 tuổi tại tiểu bang này vẫn chưa tốt nghiệp tiểu học, tỷ lệ cao thứ hai trên cả nước, chỉ đứng trên tiểu bang Chiapas kế cận. (HC)


Ký sự du lịch Tây Âu 2013 (Bài 3)



Bài và hình: Trịnh Hảo Tâm


Hàng năm vào ngày lễ Ðức Chúa Thánh Thần Hiện Xuống người Công Giáo Việt Nam tại Ðức đều tổ chức Ðại Hội Công Giáo kéo dài trong 2 ngày cuối tuần và ngày thứ hai kế tiếp là ngày Lễ Hiện Xuống hầu hết các quốc gia Tây Âu đều nghỉ việc trong ngày lễ này.







Page 8035 – Nguoi Viet Online (5)




Quang cảnh Ðại Hội Công Giáo Việt Nam tại Aschaffenburg, Ðức.


Nguyên thủy đại hội này được tổ chức lần đầu vào năm 1977 do nhóm Sinh Viên Công Giáo Việt Nam tại Ðức tổ chức. Ðại Hội thành truyền thống với 3 ngày tĩnh tâm nghe thuyết giảng, thánh lễ, kiệu dâng hoa, sinh hoạt giới trẻ, văn nghệ, ẩm thực với nhiều hàng quán bán thức ăn Việt, hội chợ với sách báo, băng dĩa, triển lãm đấu tranh cho tự do dân chủ tại quê nhà v.v.. Ðại Hội Công Giáo năm nay là lần thứ 37 với chủ đề “Truyền Ðạt Ðức Tin Cho Con Cháu” theo tinh thần năm 2013 là Năm Ðức Tin do Tòa Thánh Vatican đề xướng. Ðại Hội năm nay tôi là một trong khoảng 3,000 người đến tham dự rất vui tươi bổ ích trong suốt 3 ngày.

Người đứng ra tổ chức và chịu trách nhiệm tài chánh, dân sự là Phùng Khải Tuấn, chủ tịch Liên Ðoàn Công Giáo Việt Nam Tại Ðức. Anh chàng lại là em rể của tôi, tôi hứa nhiều lần sẽ đến tham dự, năm nay mới thực hiện được nhân tiện sau đó cùng gia đình em tôi đi du thuyền Ðịa Trung Hải và thăm thành phố Paris luôn. Chuyến đi kéo dài gần một tháng này, có nhiều sự bất ngờ thú vị xảy ra như gặp lại anh em bà con bên Pháp, Bỉ, làm quen được những người bạn mới, gặp một linh mục Dòng Chúa Cứu Thế từ Việt Nam sang đưa đi ăn phở Paris. Biết bao nhiêu kỷ niệm vui buồn trong chuyến đi này và “ví như cuộc đời bằng phẳng cả, anh hùng hào kiệt có hơn ai” trong một chén cơm ngon đôi khi có một hạt sạn. Ðó là tôi bị móc túi trên xe điện ngầm ở Paris, mất vài trăm đồng Euro, bằng lái xe California, thẻ ATM và thẻ Visa. Phải gọi về Mỹ báo cho ngân hàng Wells Fargo hơi phiền toái vất vả. Lỗi tại xem thường, đáng giá sai tụi móc bóp rất chuyên nghiệp ở Paris, chúng 2, 3 đứa dàn cảnh rất hay. Quý bạn theo dõi ký sự này hồi sau sẽ rõ tại sao một người cẩn thận như tôi bị móc túi và nhiều chuyện khác rất ly kỳ thích thú.







Page 8035 – Nguoi Viet Online (6)




Quang cảnh trong nhà ga xe lửa Bremen.


Ðường đi Aschaffenburg

Aschaffenburg một thành phố có khoảng 69,000 dân nằm về phía Ðông cách Frankfurt khoảng 40 km thuộc miền Trung nước Ðức. Ðại Hội Công Giáo hàng năm thường được tổ chức tại đây để giáo dân thuộc các công đoàn khắp các miền trên nước Ðức dễ dàng đến tham dự. Từ Bremen xuống Aschaffenburg khoảng 250 miles (400 km). Chủ tịch Phùng Khải Tuấn đã lái xe đi từ hôm qua Thứ Sáu để sắp xếp đại hội. Ba người chúng tôi gồm 2 vợ chồng tôi và em gái sáng Thứ Bảy mới ra ga chính Bremen đi xe lửa xuống Osnabrueck tháp tùng với vợ chồng anh chị Phạm Khắc Nhân đi Aschaffenburg bằng xe hơi do anh Nhân lái.

Từ nhà đi xe điện Street Car lên trung tâm thành phố để tới nhà ga xe lửa chính tiếng Ðức gọi là Hauptbahnhof.


Thành phố lớn ở Ðức nào cũng có nhà ga xe lửa Hauptbahnhof là kiến trúc to lớn cổ xưa ở quảng trường cũng như ngôi nhà thờ ở trung tâm thành phố. Nhà ga chính Bremen cũng rất lớn, sáng thứ bảy tấp nập hành khách mua vé tàu ở các máy tự động, rồi đi thang (có thang máy cho hành khách mang theo xe đạp và người ngồi xe lăn) lên các sân ga (Platform) chờ các chuyến tàu đến. Mua vé xong, trên màn ảnh ghi là Platform số 10 xe đến lúc 12 giờ, chúng tôi ăn trưa với thịt nướng “cây bắp” (Kebab, món thịt thẻo Thổ Nhĩ Kỳ) và lên Platform 10 chờ. Chờ 20 phút thấy trên bảng ghi chuyến xe tới không phải đi Osnabruck mà là thành phố khác, sẽ đến lúc 12 giờ 15. Em gái tôi hỏi hành khách đứng gần đó mới biết chuyến tàu chúng tôi đi đã đổi sân ga khác là Platform 2. Họ có thông báo nhưng mình không nghe và không theo dõi trên màn ảnh. Phải xuống phía dưới nhà ga và tìm Platform 2 lên trở lại cho nhanh để kịp tàu. Nếu trễ phải đợi chuyến tới, 3 tiếng đồng hồ sau. Hú hồn là lên kịp, tàu đang còn đậu mở cửa chờ khách vì chưa tới giờ.







Page 8035 – Nguoi Viet Online (7)




Khách sạn Classico ở Aschaffenburg.

Tàu chạy không nhanh lắm và ghé 3 ga trước khi tới Osnabrueck mất khoảng 1 giờ 20 phút. Em tôi có gọi điện thoại trước nên ra khỏi nhà ga là thấy vợ chồng anh chị Phạm Khắc Nhân đứng bên cạnh chiếc xe SUV hiệu Volkswagen chờ. Cười nói rối rít đem hành lý chúng tôi chất lên sau xe và tìm vào xa lộ trực chỉ hướng Nam để đi Aschaffenburg, anh Nhân nói phải mất ít nhất 4 tiếng đồng hồ nữa mới tới. Trước lạ sau quen, anh Nhân gốc Bắc kỳ di cư ở Hố Nai, nhỏ hơn tôi khoảng 5 tuổi, vượt biên những năm cuối cùng khi trại tỵ nạn đóng cửa. Anh chị là bạn lâu năm với gia đình em gái tôi, em tôi cho biết anh chị năng nổ làm ăn là người thành công ở Ðức, anh có vài chiếc xe hàng lãnh chuyên chở quần áo cho các hãng Ðức, có nhà kho để chứa hàng. Anh chị có 3 người con: hai gái một trai và con gái xinh đẹp đã học ra bác sĩ. Trong đại hội này anh chị đã lãnh may hàng trăm thước dây cờ màu xanh trắng vàng của Tòa Thánh Vatican để trang trí trong khu đại hội và một số băng rôn. Anh chị đóng góp âm thầm mặc dù không giữ một chức vụ gì trong ban tổ chức. Anh cũng tâm sự nhiều năm trước đây khi kinh tế khủng hoảng, một hãng Ðức đối tác làm ăn khánh tận, thiếu không trả hơn một trăm ngàn đồng tiền công anh đã chuyên chở trong khi chi phí hàng tháng anh phải trả khá cao. Buồn lo công việc và nợ nần, anh bị rối loạn tâm thần nặng phải vào bịnh viện. Có đêm vì lo lắng bịnh tình của chồng, nửa khuya bất chấp hiểm nguy ngoài đường phố, một mình chị lái xe đến nhà thờ để cầu xin Ðức Mẹ. Bây giờ mọi sự đã qua, anh Nhân đã bình phục, chuyện trò vui tươi rôm rả và lái xe trên xa lộ như bay. Vì lái xe chở hàng, xa lộ nước Ðức anh thuộc nằm lòng, nơi nào có chỗ nghỉ chân, có quán McDonald’s anh ghé vào để chúng tôi xả hơi và vệ sinh. Những nhà vệ sinh (Âu Châu gọi là Toilet, nói Restroom họ không hiểu) dọc theo xa lộ đều phải trả tiền (khoảng 75 xu) bằng cách bỏ tiền vào máy, sau đó lấy biên nhận cũng là coupon 50 xu trả lại để mua cà phê, thức ăn tại tiệm đó.







Page 8035 – Nguoi Viet Online (8)




Ðại Hội Công Giáo Việt Nam tại Ðức quy tụ hơn 3,000 giáo dân Việt Nam.

Ðường xa trăm dặm qua những ngọn đèo, rừng thông xanh biếc, những giáo đường im bóng trong những làng quê yên bình nhưng câu chuyện râm ran đã rút ngắn đoạn đường dài và 6 giờ chiều chúng tôi đến Aschaffenburg. Ðây là một thị xã nhỏ, thấp thoáng phía xa bóng lâu đài cổ soi bóng trên dòng sông Main lặng lờ. Sau này tôi mới biết đó là lâu đài Schloss Johannisburg kỳ quan của thành phố xây từ năm 1605 đến 1614 bằng đá đỏ. Chúng tôi tìm đến khách sạn mà chủ tịch Phùng Khải Tuấn đã đặt phòng. Khách sạn nhỏ có tên là Classico ở Geschwister-Scholl-Platz 10, 63741 Aschaffenburg Nilkheim ở ngoại ô phía Tây Aschaffenburg giá 80 Euro một đêm. Khung cảnh xinh đẹp, tiết trời mùa Xuân nắng vàng mát mẻ trong khi miền Bắc sáng nay ở Bremen lại mưa gió sụt sùi và TV trong khách sạn chiếu cảnh lụt lội ở miền Nam nước Ðức gần biên giới Áo, nước sông Danube tràn bờ, sông xanh nay lại nổi cơn thịnh nộ! Muốn nằm trong khách sạn với chăn gối trắng phau ngủ một giấc nhưng Tuấn đã gọi giục sang tham dự nghi thức khai mạc đại hội có mục chủ tịch đọc diễn văn khai mạc diễn ra lúc 6 giờ 30. Trong lúc đó anh chị Nhân đã lái xe đi Hanau gần Frankfurt để đón Sơ Sr. Immacual Hiền Thơ bề trên dòng nữ tu kín tại đây để đưa sơ đến tham dự đại hội. Xong công tác này, anh Nhân về khách sạn đón chúng tôi đến đại hội thì đã 7 giờ, đại hội đã khai mạc! Bảy giờ chiều nhưng ngoài trời còn nắng vì mùa này 10 giờ 30 đêm trời mới sụp tối.


Ðại Hội Công Giáo Việt Nam tại Ðức kỳ thứ 37

Ðại hội được tổ chức trong một hội trường đa dụng rộng lớn thường dùng để tranh giải thể thao, giáo dân tham dự ngồi trên khán đài chung quanh. Hôm nay là ngày khai mạc từ trưa giáo dân đến tham dự nhận phòng ngủ và phiếu ăn cho 3 ngày đại hội với một lệ phí tượng trưng hình như là 25 Euro thì phải? Buổi chiều có nghi thức và thánh lễ khai mạc, sau đó là giờ sinh hoạt tâm linh cho giới trẻ. Trước thánh lễ là phần rước kiệu và cung nghinh di ảnh Các Thánh Tử Ðạo Việt Nam. Sau đó Linh Mục Stêphanô Bùi Thượng Lưu đại diện Hội Ðồng Tuyên Úy lên thắp nến và thay mặt hội đồng chào mừng toàn thể đại hội cũng như các linh mục từ xa đến tham dự đại hội, tất cả khoảng 16 vị. Trong thánh lễ một ca đoàn tổng hợp toàn giới trẻ, hát trong thánh lễ, các em ca rất hay, giọng tươi trẻ, hòa âm mới mẻ, phát âm tiếng Việt rõ ràng chứng tỏ các em được hướng dẫn và thường xuyên sinh hoạt. Trong tương lai các em sẽ tiếp nối thế hệ cha ông để tổ chức đại hội cũng như 36 năm trước đây tổ chức đại hội lần đầu là do một nhóm sinh viên Công Giáo bơ vơ lạc lõng nơi xứ Ðức này. Lúc đó chưa có linh mục Việt Nam nào ở đây, phải xin một linh mục Việt Nam là cha Cao Văn Luận từ Mỹ qua. Ngày nay liên đoàn Công Giáo Việt Nam tại Ðức trưởng thành lớn mạnh đã tổ chức thành công 36 lần đại hội. Ðại hội lần đầu được tổ chức vào năm 1977.







Page 8035 – Nguoi Viet Online (9)




Ðông đảo giới trẻ Việt Nam trên nước Ðức quy tụ về khu ẩm thực.

Ngày thứ nhì đại hội là ngày Chúa Nhật, buổi sáng lúc 8 giờ 30 là buổi thuyết trình dẫn giải của Linh Mục Matthew Nguyễn Khắc Hy dòng Xuân Bích đến từ Texas, Hoa Kỳ là thuyết trình viên cho đại hội năm nay. Ðề tài thuyết trình là “Năm Ðức Tin” chúng ta phải sống ra sao cho tốt để truyền đạt đức tin cho con cháu. Là người Ðà Nẵng, giọng nói của cha mạnh mẽ và rõ ràng, ngài ví von dẫn chứng bằng văn thơ, ca dao tục ngữ thật vui tươi dí dỏm làm cử tọa nhiều phen cười thoải mái. Ðến 11 giờ thánh lễ mừng Chúa Thánh Thần Hiện Xuống cũng do Cha Nguyễn Khắc Hy chủ tế. Ca trong thánh lễ là ca đoàn tổng hợp gồm nhiều thành viên trong các cộng đoàn địa phương khắp nơi trên nước Ðức. Giọng ca tiếng nhạc réo rắt trầm bổng khiến cho thánh lễ thật trang nghiêm sốt sắng. Cùng lúc với thành lễ cho người lớn, ở hội trường khác là thánh lễ cho thiếu nhi do cha Antôn Ðỗ Ngọc Hà và cha Steffan đến từ Berlin cùng đồng tế. Buổi chiều ở hội trường lớn cha Matthew Nguyễn Khắc Hy tiếp tục thuyết trình và giải đáp những câu hỏi của cử tọa. Tại một hội trường khác thanh thiếu niên sinh hoạt thể thao. Buổi tối chương trình văn nghệ do các cộng đoàn đóng góp trình diễn tới khuya.

Ngày thứ ba đại hội là ngày Thứ Hai đầu tuần vì trời mưa nên rước kiệu Ðức Mẹ La Vang trong hội trường. Thánh lễ bế mạc tiếp sau đó được 16 linh mục đồng tế. Thuyết giảng chia sẻ lời Chúa trong thánh lễ do cha Nguyễn Khắc Hy đảm trách cũng rất vui tươi và bổ ích Sau đó phần các em thiếu nhi dâng hoa bằng một vũ khúc. Bế mạc đại hội, chủ tịch Liên Ðoàn Công Giáo VN tại Ðức Phùng Khải Tuấn đại diện Ban Tổ Chức Ðại Hội lên cảm ơn tất cả mọi người tham dự từ các linh mục, tu sĩ cho đến giáo dân có thiện chí đóng góp âm thầm hay công khai cho ngày đại hội được tốt đẹp và hẹn nhau vào kỳ đại hội ngày Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống năm tới 2014.







Page 8035 – Nguoi Viet Online (10)




Các linh mục chụp hình kỷ niệm cùng giới trẻ.

Theo trang nhà của Cộng Ðoàn Công Giáo Việt Nam Tại Ðức (www.ldcg.de thời điểm 6, 2013 đã có 4 triệu 345 ngàn lượt người truy cập): “Hiện nay có 17,000 người Công Giáo Việt Nam sinh sống trên nước Ðức trong số khoảng 50.000 người Việt được công nhận quyền tỵ nạn, 28 linh mục, 1 sư huynh và 31 tu sĩ nam nữ. Trong số 28 linh mục, một nửa phụ trách mục vụ trong các Giáo Xứ Ðức và một nửa phụ trách mục vụ cho các giáo dân Việt Nam, hoặc đảm nhiệm cả hai. Mặc dù Giáo Hội Công Giáo Ðức được chia ra thành 7 tổng giáo phận và 20 giáo phận, nhưng trong sinh hoạt của các Cộng Ðoàn Công Giáo Việt Nam thì được chia thành 10 Vùng. Mỗi vùng mục vụ bao gồm nhiều cộng đoàn và được hướng dẫn bởi linh mục tuyên úy do các đức giám mục bổ nhiệm.”

Ba ngày đại hội thật long trọng tưng bừng, không khí sống đạo, đem đạo vào đời qua các bài thuyết giảng, truyền đức tin cho thế hệ trẻ qua các sinh hoạt hội đoàn như Thiếu Nhi Thánh Thể, bảo tồn truyền thống văn hóa dân tộc. Ngoài ra đại hội như là một Hội Xuân, tiết trời ấm áp, đồng hương nhất là giới trẻ không phân biệt tôn giáo, khắp các nơi đổ về kể cả các nước lân cận như Pháp, Bỉ. Gặp nhau, dự thánh lễ, xem văn nghệ, sinh hoạt văn hóa, thưởng thức các món ăn Việt Nam. Số người tham dự chắc phải trên 3,000 người, cao điểm nhất là trưa Chúa Nhật, khu thức ăn bên ngoài người đi lũ lượt, nói cười rôm rả, lại có từng nhóm ngồi trên bãi cỏ picnic ăn uống vui chơi.


Sách du lịch Trịnh Hảo Tâm đã xuất bản 8 quyển ký sự du lịch: 1. Trên Những Nẻo Ðường Việt Nam 2. Miền Tây Hoa Kỳ 3. Ký Sự Du Lịch Trung Quốc 4. Mùa Thu Ðông Âu 5. Tây Âu Cổ Kính 6. Miền Ðông Nước Mỹ Và Canada 7. Hành Hương Thánh Ðịa Do Thái 8. Nhật Bản, Hồng Kông-Macau, Thái Lan. Ba quyển sách du lịch của Minh Tâm: Á Châu Quyến Rũ 1, Á Châu Quyến Rũ 2 và Ði Cruise Bắc Mỹ. Tất cả mỗi quyển đồng giá 15 USD xin hỏi ở các nhà sách VN hay liên lạc: Trịnh Hảo Tâm 3683 Hawks Dr. Brea, CA 92823. Ðiện thoại (714) 528-1413. Email: [emailprotected]


HÀ NỘI (NV) .-
Việt Nam phá giá đồng nội tệ 1% đối với đồng đô la Mỹ trong nhu cầu kích thức tăng tưởng, cố tìm cách vực dậy một nền kinh tế có nhiều nỗi khó khăn.






Page 8035 – Nguoi Viet Online (11)

Nhân viên Ngân hàng Thương Mại Á Châu (ACB) xếp những đống tiền khổng lồ do Ngân Hàng Nhà Nước cung cấp, đối phó với thanh khoản thiếu hụt vì dân chúng hối hả rút tiền khi một số xếp cầm đầu bị bắt giam hồi Tháng 8 năm ngoái. (Hình: HOANG DINH NAM/AFP/GettyImages)


Trong bản thông cáo báo chí ngày Thứ Năm, Ngân Hàng Nhà Nước CSVN giải thích hành động phá giá tiền đồng là nhằm “cải thiện cán cân thanh toán quốc tế và tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước”.


“Ngân hàng Nhà nước công bố điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa đồng Việt Nam và đô la Mỹ áp dụng cho ngày 28/06/2013 từ mức 20,828 VND/USD lên 21,036 VND/USD (mức điều chỉnh 1%). Với biên độ tỷ giá +/-1% so với tỷ giá bình quân liên ngân hàng, tỷ giá trần là 21,246 VND/USD, tỷ giá sàn là 20,826 VND/USD.” Bản thông cáo báo chí của Ngân Hàng Nhà Nước CSVN ngày 27/6/2013 viết.


Tại các ngân hàng thương mại, giá đô la trao đổi tự do vẫn luôn luôn cao hơn hối suất chính thức do nhà nước ấn định. Giá đô la mua bán tự do tại Hà Nội sáng ngày 27 tháng 6,2013 được các ngân hàng niêm yết ở mức 21,310 đồng/USD chiều mua vào và 21,350 đồng chiều bán ra – không đổi so với chiều ngày 26 tháng 6. Nhưng bước sang ngày hôm sau, tỷ giá tự do tại Hà Nội sáng ngày 28 tháng 6, 2013 niêm yết ở mức 21,350 đồng/USD chiều mua vào và 21,450 đồng chiều bán ra – tăng 140 đồng chiều mua vào và 100 đồng chiều bán ra so với chiều qua, ngày 27 tháng 6.


Việc Hà Nội phá giá tiền hôm Thứ Năm là lần đầu tiên kể từ tháng 11, 2011 đến nay. Trước đó, tháng 2,2011, Hà Nội đã phá giá đồng bạc tới 8.5%.


Tin tức phá giá tiền diễn ra vào lúc nhà cầm quyền trung ương loan báo tổng sản lượng quốc gia (GDP) gia tăng chút ít trong quý thứ hai. Tăng trưởng kinh tế ở quý thứ hai gia tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái, so với tăng trưởng 4.76% của quý thứ nhất.


Con con số thống kê cũng cho thấy 6 tháng đầu năm nay, thâm thủng mậu dịch đã lên tới $1.4 tỉ đô la so với mức thặng dư $155 triệu đô la cùng thời kỳ của năm ngoái.


“Phá giá đồng bạc là chính sách thông thường khi cán cân ngoại thương lại rơi vào thâm thủng”. Tim Condon, trưởng phòng nghiên cứu Á châu của tập đoàn đầu tư ING Group ở Singapore phát biểu”.


Tuy nhiên, khi phá giá tiền như vậy, có những nguy cơ về đảo lộn thị trường trước sự sợ hãi của quần chúng.


“Một trong những nguy cơ chính yếu là lạm phát sẽ gia tăng và những âu lo khi nhà nước lại còn có thể phá giá tiền thêm những lần khác” khiến cho người ta tìm cách tích trữ đồng đô la. Hệ quả kết tiếp là đồng bạc Việt Nam có thể tiếp tục mất giá nhanh chóng trong cơn lốc khủng hoảng tiền tệ, theo sự nhận định của một chuyên viên ngân hàng Mizuho Corporate Bank Ltd., ở Singapore.


Hà Nội hy vọng với các hành động từ bơm tiền cứu thị trường địa ốc, lập công ty mua nợ xấu, hạ lãi suất kích thích tín dụng và phá giá đồng bạc, sẽ giúp nền kinh tế tăng trưởng được 6% vào năm 2014 từ mức độ dự phóng 5.5% cho năm nay. Hà Nội cũng hy vọng lạm phát năm tới trung bình sẽ khoảng 7% cho năm tới qua việc nhà cầm quyền trung ương chỉ thị cho các cơ quan điều hành kinh tế bắt đầu đưa ra các kế hoạch và chỉ tiêu tăng trưởng năm 2014.


Mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6% cho năm tới là quá lạc quan nhìn từ những khó khăn chồng chất của Việt Nam, theo sự nhận xét của kinh tế gia Vũ Thành Tự Anh, giáo sư giảng dạy kinh tế tại đại học Sài Gòn qua chương trình Fulbright.


“Điều đó hoàn toàn không thực tế. Nền kinh tế Việt Nam quá yếu.” Ông Vũ Thành Tự Anh nói với hãng thông tấn Reuters.


Chính Tổng Cục Thống Kê của Bộ Kinh Tế CSVN cũng phải nhìn nhận trong bản phúc trình ngày 27 tháng 6, 2013 là “Sản xuất và kinh doanh trong nước đang đối diện với các khó khăn. Nhu cầu của thị trường nội địa vẫn yếu ớt”. Bản phúc trình viết như vậy và còn nói cái núi nợ xấu khổng lồ trong hệ thống ngân hàng đang trì kéo nền kinh tế xuống. (TN)

WASHINGTON (AP) – Ngũ Giác Đài hiện chi ra hơn $800 triệu để mua các trực thăng do Nga sản xuất cũng như các loại phi cơ khác để trang bị cho không quân Afghanistan vốn đang thiếu nhân sự và khả năng chuyên môn để điều hành, theo nhận xét của một cơ quan thanh tra chính phủ Mỹ.






Page 8035 – Nguoi Viet Online (12)


Một chiếc trực thăng Black Hawk của không quân Mỹ tuần tiễuởAfghanistan. Mỹđã chi ra hơn $800 triệu tài trợ cho không quân Afghanistan. (Hình:Manjunath Kiran/AFP/Getty Images)

Thanh Tra Đặc Biệt về Tái Thiết Afghanistan cho hay trong bản báo cáo đưa ra hôm Thứ Sáu rằng tình trạng này có nghĩa rằng các phi cơ chuyển giao cho “Không Đoàn Đặc Nhiệm Afghanistan” có thể sẽ phải nằm ụ thay vì cất cánh để hỗ trợ các công tác đặc biệt, đưa đến sự phí phạm tiền viện trợ Mỹ.

Bản báo cáo đề nghị hãy tạm ngưng chương trình mua phi cơ cho đến khi nào phía Afghanistan có được khả năng chuyên môn cần thiết.

Đề nghị này chắc chắn sẽ được sự đón nhận tốt đẹp tại Quốc Hội Mỹ, hiện vẫn còn nhiều chống đối mạnh mẽ về việc mua trực thăng loại Mi-17 từ Rosoboronexport, công ty quốc doanh Nga chuyên xuất cảng võ khí và là nguồn cung cấp võ khí chính yếu cho chế độ của Tổng Thống Syria Bashar al-Assad.


Ngũ Giác Đài hôm 17 Tháng Sáu loan báo công ty Rosoboronexport trúng thầu trị giá $554 triệu để cung cấp 30 trực thăng Mi-17. Ngoài các trực thăng này, Ngũ Giác Đài còn chi thêm $218 triệu để mua 18 chiếc phi cơ cánh quạt loại PC-12 của công ty Sierra Nevada Corp. tại Sparks, tiểu bang Nevada để dùng vào hoạt động chống khủng bố và ma túy.


Không đoàn đặc nhiệm của Afghanistan dự trù sẽ có 806 nhân viên vào giữa năm 2015, nhưng đến cuối Tháng Một chỉ mới có được 180 người, theo bản báo cáo.


Việc tuyển mộ nhân sự sẽ không dễ dàng, cũng theo bản báo cáo, vì nhiều binh sĩ Afghanistan có trình độ học vấn thấp, không có khả năng nói tiếng Anh và khó qua được tiến trình điều tra lý lịch cá nhân kéo dài từ 18 đến 20 tháng để bảo đảm là họ không liên hệ đến thành phần phiến quân hoặc băng đảng ma túy.


Các quân nhân Afghanistan đang được huấn luyện về trực thăng ở trại Fort Rucker, tiểu bang Alabama. (V.Giang)

BOSTON (AP) Điều tra liên bang cho thấy nghi can khủng bố Dzhokhar Tsarnaev học chế tạo bom bằngnồi áp suất từ tài liệu của tổ chức “thánh chiến” trên Internet. Đương sự bị cáo buộc đã thực hiện vụ nổ bom tại cuộc chạy đua Boston Marathon, khiến ba người chết và hằng chục bị thương.






Page 8035 – Nguoi Viet Online (13)


Dzhokhar Tsarnaev, 19 tuổi, kẻ bị tình nghi liên hệ đến vụ nổ bom Boston Marathon. Một bồi thẩm liên bang ở Boston vừa đưa ra bản luận tội đương sự với 30 tội danh vào hôm 27 Tháng Sáu, 2013. (Hình: AP/FBI)

Các điều tra viên đang cố xác định xem, phải chăng anh lớn của Dzhokhar, kẻ bị hạ sát trong khi cả hai đang tìm cách tẩu thoát, được huấn luyện hay bị ảnh hưởng từ các dân quân Hồi Giáo trong một chuyến đi xuất ngoại trước đây. Bản cáo trạng công bố hôm Thứ Năm buộc tội nghi can Dzhokhar, 19 tuổi, nhưng không đề cập gì đến những ảnh hưởng nào đương sự tiếp nhận từ hải ngoại.


Theo cáo trạng, Dzhokhar từng tải vào máy điện toán của mình tập san Inspire, số mùa Hè 2012. Đây là trang mạng viết bằng Anh ngữ của tổ chức al-Qaeda.Nội dung tập san nói chi tiết cách chế tạo bom từ mộtnồi áp suất, bột thuốc nổ lấy từ pháo.


Cáo trạng kê rõ 30 tội danh của Dzhokhar, cho thấy đương sự cũng tải xuống tư tưởng Hồi Giáo quá khích, gồm bài “Defense of the Muslim Lands, the First Obligation After Imam,” nội dung cổ súy “hành động bạo động nhằm gây kinh hoàng cho kẻ thù của Hồi Giáo.” Bài viết của cố tác giả Abdullah Azzam, người lưu lại nguồn cảm hứng về những cuộc tấn công khủng bố ở Trung Đông.


Công tố viên liên bang Carmen Ortiz thuộc Massachusetts cho biết, Bộ Trưởng Tư Pháp Eric Holder sẽ quyết định, liệu có nên theo đuổi bản án tử hình dành cho Dzhokhar hay không. Đương sự sẽ trở lại tòa vào ngày 10 Tháng Bảy. (TP)


Du Tử Lê


Trong số những người chỉ thực sự cầm bút từ sau biến cố tháng 4, 1975, do Biển Ðông đem lại cho sinh hoạt VHNT của chúng ta ở quê người, tôi chú ý nhiều tới nhà thơ Trần Trung Ðạo. Căn cứ theo một bài viết của tác giả Hà Khánh Quân thì:

“Sinh tại Duy Xuyên, Quảng Nam vào năm 1955, Trần Trung Ðạo tên thật là Trần Văn Nhơn. Những tư liệu này được hai nhà thơ Lưu Nguyễn và Phan Xuân Sinh cho giống nhau, chưa thấy ghi trong Tác Giả Việt Nam của Lê Bảo Hoàng, hoặc nhiều trang điện toán có thông tin, đăng tác phẩm của tác giả như: thewriterspost.net, vnthuquan.net, uminhcoc.com, xuquang.com, nguoivietboston.com, trantrungdao.com.







Page 8035 – Nguoi Viet Online (14)




Nhà văn Trần Trung Ðạo. (Hình: TranTrungDao)

Trần Trung Ðạo có vóc dáng rất Việt Nam, rất thư sinh nho nhã. Anh đã từng có mặt tại trung học Trần Quý Cáp Hội An, Ðại Học Vạn Hạnh, Ðại Học Luật Khoa Sài Gòn. Rồi tốt nghiệp kỹ sư điện toán tại Wentworth Institute of Technology. Trần Trung Ðạo đến Hoa Kỳ bằng phương tiện phổ thông: vượt biên đường biển vào năm 1981. Sau thời gian ở đảo Palawan, anh hiện sống cùng gia đình tại Boston Massachusettes. Nghề tay phải hiện nay: điều hành hệ thống dữ kiện cho một hãng đầu tư tài chánh ngay tại nơi định cư. Trần Trung Ðạo bắt đầu sinh hoạt văn học từ cuối thập niên 80. Ngoài bài vở đóng góp trên các báo đất, báo mạng, anh đã có các tác phẩm bày bán:

– Ðổi Cả Thiên Thu Tiếng Mẹ Cười (thơ, in 1993 tái bản 1996)

– Thao Thức (thơ, 1997)

– Thơ Trần Trung Ðạo (thơ, 2003)

– Giấc Mơ Việt Nam (văn, 2003)

– Tâm Bút (văn, 2005, được chính trang web TTÐ giới thiệu: Gồm 23 bài tâm bút và tiểu luận liên quan đến các vấn đề của đất nước mà mỗi chúng ta hằng ưu tư, trong đó có Suy Nghĩ Tháng Tư, Ba Mươi Năm Nhìn Lại Chiến Tranh, Sự Im Lặng Của Biển, Tuổi Trẻ Và Lý Tưởng Phụng Sự Xã Hội, Con Có Một Tổ Quốc, Số Phận Một Loài Chim, Nhìn Tấm Bia Tưởng Niệm Ở Galang Suy Nghĩ Về Hòa Giải v.v… Ngoài ra, Tâm bút Trần Trung Ðạo còn gồm những bài thuyết trình của tác giả về các chủ đề văn hóa, tuổi trẻ và nhân quyền tại các cộng đồng, hội nghị, đại học và các trại hè thanh niên trên nước Mỹ.

– Tiểu Luận (văn, 2009. Nguyên văn giới thiệu trên web TTÐ: Tuyển tập dày hơn 300 trang, bao gồm những tiểu luận chọn lọc như “Khám nghiệm một ‘Hồn Ma’”, “Sông Gianh chảy giữa lòng Hà Nội”, “Tuổi trẻ Việt Nam học lịch sử để làm lịch sử,” “Trách nhiệm của các thế hệ Việt Nam,” “Hẹn một ngày giành lại Hoàng Sa,” thảo luận về các vấn đề nóng bỏng của đất nước và đang được người Việt trong cũng như ngoài nước quan tâm nhất. Ngoài ra, tập tiểu luận còn có những bài góp ý về các hồi ký gây nhiều chú ý của một số nhà văn trong nước, đã qua đời hay còn sống như Ðặng Thùy Trâm, Nguyễn Văn Thạc v.v… (1)

Sự chú ý của tôi, khởi nguồn khi tôi tình cờ đọc được bài thơ nhan đề “Mẹ là thơ nên nước Việt sẽ hồi sinh” của họ Trần.

Ngay từ tựa đề bài thơ, tác giả đã cho thấy một niềm tin, một ý niệm mới lạ về vị trí của thi ca dối với vận mạng một đất nước. Nó như một thứ niềm tin “bất khả tư nghì / không thể nghĩ bàn.”

Nội dung bài thơ đề cập tới một bà mẹ Việt Nam ở San Jose, ngồi xe buýt suốt 2 giờ đồng hồ để đến dự buổi đọc thơ của Trần Trung Ðạo:


… Mẹ đi xe buýt suốt hai giờ
Chỉ mong đến tận nơi
Ðể nghe đọc thơ con
Những vần thơ vốn buồn hơn nước mắt
Con biết lòng mẹ đau mà không khóc
Như chúng con vẫn gượng cười đi giữa điêu linh.


Có giống dân nào như một giống chim
Bay suốt bốn ngàn năm chưa dừng lại
Như đời mẹ mang nỗi buồn đi mãi
Bảy mươi lăm năm chưa một chỗ quay về
Mẹ ghé từng quán sách ở San Jose
Ðể rao bán những bài thơ con viết
Như bán tình thương mẹ chảy hoài không hết
Bán cả niềm đau cho nhân loại vô tình.


Có ai cần đọc thơ con
Một thi sĩ vô danh
Viết những chuyện chẳng còn ai muốn nhắc
Câu chuyện Việt Nam mịt mờ xa lắc
Mười tám năm bao nước chảy qua cầu
Xin mẹ đừng buồn dù chẳng ai mua
Hồn thơ đó nghìn năm sau vẫn đọng.


Nhờ có mẹ thơ con còn hy vọng
Mẹ là thơ nên nước Việt sẽ hồi sinh.
(2)


Trung thành với khuynh hướng kể chuyện một cách chân thiết, đơn giản và, phảng phất nhiều hơi hướm của thơ tiền chiến, như hầu hết những bài thơ khác của mình, nhưng ở bài thơ này, trước tấm lòng quá gắn bó với thi ca của một bà mẹ Việt Nam, ở miền Bắc tiểu bang California, họ Trần đã cảm nhận và, đi đến một kết luận khác cho thi ca.

Ông cho nó một định mệnh cao cả. Một vai trò hay một vị trí khác hơn quan niệm xưa cũ: Ða số vẫn cho thơ là một trò chơi chữ nghĩa phù phiếm, thích hợp với những giây phút trà dư tửu hậu. Hoặc đó là sân chơi riêng của một số người tự xếp mình vào loại sinh bất phùng thời, thất bại trong đời thường nên quay qua làm… thơ. Như một hình thức tự lường gạt chính mình!!!

Và, tôi tin nhờ bản chất chân thành, với một niềm tin sắt đá vào chữ nghĩa mà, thi ca Trần Trung Ðạo đã mang lại cho người đọc nhiều xúc động. Tựa như ông đã nó thay nỗi lòng nhiều người.

Cũng khởi từ “Mẹ là thơ nên nước Việt sẽ hồi sinh” tôi đã lần theo cõi giới văn chương họ Trần. Và, thấy thêm rằng, họ Trần không chỉ giới hạn mình trong lãnh vực thi ca. Tấm lòng, trái tim trĩu nặng hồn nước của ông, còn thể hiện qua nhiều lãnh vực khác nữa. Từ tùy bút, tới bình luận thời cuộc. Từ chính trị tới xã hội, tôn giáo… Xa hơn, thơ cũng như văn xuôi của ông, còn mở vào thế giới, qua một số bài viết như “Người bạn da đen,” hay “Varanasi, đêm nghe sông Hằng hát”…

Về tính thời sự, Trần Trung Ðạo đặc biệt quan tâm tới đóng góp cho tương lai đất nước của những người trẻ. Cụ thể, qua những bài viết như: “Võ Thị Thắng và Nguyễn Phương Uyên, bóng tối và ánh sáng” hoặc “Ðừng khóc cho Phương Uyên mà hãy sống cùng mơ ước của em”…

Nói cách khác, nếu chúng ta chỉ nhìn thấy họ Trần ở những bài thơ viết về mẹ, khiến người đọc có thể chảy nước mắt thì, đó là một cái nhìn phiếm diện, bất công đối với Trần Trung Ðạo – Một tác giả, tự nguyện hiến tặng cho tổ quốc Việt Nam trí tuệ, tài năng của mình. Tôi muốn ví họ Trần như một hảo thủ dũng mãnh trên sân cỏ.

Họ Trần không chỉ xuất sắc ở vai trò tiền đạo hay trung phong… Ông còn cho thấy ở dù ở vị trí nào trên sân cỏ, ông cũng có khả năng “làm bàn,” khả năng đưa banh vào lưới một cách ngoạn mục…!

Thành tích kia, Trần Trung Ðạo có được, theo tôi, khởi nguồn vẫn từ tấm lòng và trái tim chân thành, thiết tha ở với quê hương, ở với dân tộc và một niềm tin bất khả tư nghì của riêng ông. Ðó là niềm tin ngày nào chúng ta còn văn chương, chữ nghĩa Việt thì, ngày ấy chúng ta vẫn được phép tin chắc rằng “nước Việt sẽ hồi sinh” vậy.

(26 tháng 6, 2013)



Chú thích:

(1) Theo Blog Trần Trung Ðạo.
(2) N.đ.d.


Vũ Ánh


Khi viết sổ tay về những chuyện tù đày của những nhà bất đồng chính kiến tại Việt Nam, tôi có một thói quen là thận trọng và đặt ra những câu hỏi cũng như đối chiếu so sánh chế độ lao tù hiện nay với chế độ lao tù cách đây 25 năm.

Lần trước, tôi có trình bày một số chi tiết quan trọng về chế độ lao tù đối với các tù cải tạo cách đây ba thập niên, có một vài độc giả phản ứng thiếu lịch sự đối với tôi và cho rằng tôi gièm pha cuộc tranh đấu của ông Cù Huy Hà Vũ, nhưng thực tâm tôi không có ý định ấy và không giận bởi vì rõ ràng là họ không có căn cứ để trách cứ tôi. Có thể nói thế giới của nhà tù cộng sản là một xã hội ngoài đời thu nhỏ lại trong đó đầy rẫy những bất công, có những tù nhân sống bằng những ưu quyền trong khi nhiều tù nhân khác bị đì xuống tận đất đen!

So sánh các cuộc tranh đấu ủng hộ ông Cù Huy Hà Vũ và các nhà bất đồng chính kiến khác như hai blogger Ðiếu Cày và Tạ Phong Tần, hai sinh viên Ðinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên, tôi thấy “mức độ nhiệt tình ủng hộ” của người Việt hải ngoại đã khác nhau rồi, nói chi đến nhà tù cộng sản ở bên kia bờ Thái Bình Dương xa tít.

Cứ nhìn ông Ðiếu Cày và bà Tạ Phong Tần để đối chiếu với cảnh ông Cù Huy Hà Vũ ra tòa thì đủ thấy ở chế độ nào cũng vậy, “con ông cháu cha” vẫn là con ông cháu cha. Ngày Ðiếu Cày ra trước tòa, nhìn trên màn hình thấy tóc anh cắt ngắn, hai má hóp lại, đôi mắt trũng sâu nhưng lạnh căm như nét mặt của anh, tôi có ý nghĩ khác với ý nghĩ khi nhìn Cù Huy Hà Vũ đứng trước vành móng ngựa. Do linh tính? Do định kiến của tôi hay cảm tình riêng?

Tất cả các nguyên nhân vừa kể đều không đúng. Các nhân vật bất đồng chính kiến tại Việt Nam dù gì đi nữa thì họ vẫn còn một giới hạn trong quan điểm chính trị. Không thể bảo họ phải cầm cờ VNCH để hô khẩu hiệu đòi nhân quyền hay khiếu kiện dân oan, thậm chí chống Trung Quốc. Những nhà vận động ở hải ngoại nối kết các hoạt động tranh đấu nhân quyền hay dân chủ cũng không thần thánh gì mà bảo những nhà bất đồng chính kiến ở Việt Nam phải vất hình ảnh Hồ Chí Minh hay cái cờ đỏ sao vàng vào sọt rác. Nói gì thì nói, giữa các nhà tranh đấu cho nhân quyền và dân chủ ở hải ngoại, đặc biệt là Hoa Kỳ, và những nhà bất đồng chính kiến trong nước, vẫn còn có một bức tường vô hình tạo ra do cả hai lá cờ. Cho nên, tôi nghĩ người nào của cả hai bên cũng phải có tấm lòng cởi mở lắm, phải yêu dân tộc lắm, thì mới có thể tạm gạt bỏ được vấn đề màu cờ sang một bên để cùng nhau ngồi lại bàn chuyện nước non.

Trong bối cảnh này, chuyện “vì nhau,” “có nhau,” “đồng cam cộng khổ,” cũng trở nên có giới hạn. Cho nên chuyện tin nhau cũng bị giới hạn. Hẳn như trong câu chuyện ông Cù Huy Hà Vũ tuyệt thực trong tù để phản đối bản án mà ông đang phải thi hành và chế độ lao tù khắt khe mà ông đang phải trải qua, có nhiều điểm do bà vợ ông Vũ là Luật Sư Nguyễn Thị Dương Hà nêu lên khiến tôi hoài nghi. Tôi có thói quen ủng hộ bất cứ nhà bất đồng chính kiến nào tại Việt Nam, vì quan niệm rằng dưới chế độ hà khắc ấy, phải là những người can đảm lắm mới dám tách sang lề trái trong khi phần đông vẫn cứ tiếp tục đi lề phải. Nhưng nếu tranh đấu chống chế độ lao tù hiện nay tại Việt Nam hoặc giả chỉ trong phạm vi “bị đì” trong nhà giam của những tù nhân bất đồng chính kiến lại là chuyện hoàn toàn khác.

Trong một chế độ lao tù mà tù nhân không được cung cấp đủ thực phẩm, nghĩa là lúc nào cũng bị cái đói hành hạ, lại phải lao động nặng, mỡ và bắp thịt tù nhân biến đi rất mau, chỉ trong vòng từ ba đến sáu tháng. Chẳng hạn như chúng tôi, tù cải tạo chúng tôi ở vào giai đoạn của ba thập niên trước, chế độ ăn uống trong trại giam kham khổ, lại không bao giờ có đường, chất đạm, chất béo trong khi một ngày tiêu chuẩn lao động của một tù nhân là một thước khối đất vừa đào và di chuyển đến một nơi có khi đường dài cả ngàn thước, và lại phải làm từ năm này qua năm kia, cho nên người nào cũng trơ xương. Nếu vào lúc đó mà tình trạng dư luận Việt Nam cũng như thế giới bên ngoài như bây giờ, và nếu chúng tôi đứng ra tranh đấu, tôi nghĩ cán bộ trại giam chắc không bao giờ để cho đài VTV quay lén chúng tôi như họ đã quay lén ông Cù Huy Hà Vũ. Nhưng nếu giả sử như họ có quay lén chúng tôi sinh hoạt trong tù và phổ biến trên đài truyền hình thì không những chúng tôi không kiện họ vì quyền riêng tư mà còn cảm ơn họ đã cho thế giới bên ngoài biết cảnh tù đày của chúng tôi như thế nào.

Bằng chứng là trong cả một giai đoạn thê thảm của những năm lưu đày của các tù cải tạo trước đây có hình ảnh nào lọt ra ngoài đâu? Tôi hoài nghi rằng, thời còn là thanh niên sinh viên sống trong sự thịnh vượng và quyền lực của gia đình ông, chắc ông Cù Huy Hà Vũ không biết một tí gì về thân phận của những cựu sĩ quan, công chức, chính trị gia, những người không ủng hộ chế độ Cộng Sản trong các nhà tù của một chế độ trong đó ông thân sinh của ông là nhà thơ Cù Huy Cận đã góp công xây dựng lên.

Cho nên trong vụ tuyệt thực vừa rồi ông đã để lộ ra những khuyết điểm khiến cho các đối thủ đang cầm quyền khai thác dễ dàng. Không biết Tiến Sĩ Cù Huy Hà Vũ có biết rằng trước đây, những tù cải tạo như chúng tôi, mà ăn nói theo kiểu của ông chắc chắn chúng tôi sẽ “bóc” từ 20 đến 25 cuốn lịch và có khi còn chung thân khổ sai. Vậy thì so với thời kỳ trước, cái án 7 năm của ông chỉ là một giấc ngủ trưa. Vả lại, đã là tù chính trị chống chế độ hay tù nhân lương tâm, không ai lại đi tranh đấu đòi gặp vợ thường xuyên hơn với thời gian lâu hơn, cho thăm nuôi nhiều hơn, dù người nào thì cũng có ân tình gia đình sâu nặng.

Tôi kể lại cho các độc giả nào chưa từng trải qua giai đoạn lao cải ở trong các trại tù dưới chế độ Cộng Sản một câu chuyện. Tại những trại mà tôi đi qua, ban quản trại thường cho thiết lập một dãy nhà để tiếp những thân nhân đến gặp mặt tù cải tạo. Bên cạnh đó còn một dãy nhà khác gọi là “Nhà Hạnh Phúc,” trong đó họ ngăn ra từng phòng để cho những tù cải tạo ngủ đêm với gia đình vợ con với những hạn định như sau: 24 tiếng, 48 tiếng, 72 tiếng. Có những ngoại lệ ở với gia đình trên 72 tiếng. Nhưng đây chỉ là ưu quyền dành cho một số rất nhỏ tù cải tạo. Tù cải tạo bình thường, hiền lành, không có thái độ chống đối để bị ghi sổ đen cũng không được hưởng chế độ ưu đãi ấy.

Mà khi cộng sản đã cho ưu quyền thì không phải là cho không hay tự nhiên mà họ cho. Cái giá của những ưu quyền ấy là những điều tiếng liên quan đến nhân cách của người tù cải tạo. Phần đông anh em chúng tôi gạt bỏ những ưu quyền đó, chỉ có một số rất nhỏ chạy theo cái “hơn” so với những anh em khác mà thôi.

Tôi không rõ chế độ lao tù tại Việt Nam hiện nay có đổi khác nhiều không, nhưng qua những chi tiết về cuộc tuyệt thực của ông Cù Huy Hà Vũ, tôi tin là chế độ lao tù cộng sản vẫn có cách thức đối xử riêng biệt và hà khắc cho từng cá nhân bị ghi vào sổ đen hay những tù nhân bị coi là “không thể cải tạo được.” Nhưng vấn đề đặt ra là liệu tù nhân đặc biệt Cù Huy Hà Vũ hưởng chế độ như các tù nhân khác hay là quả thực ông đã có ưu quyền từ khi ngồi tù, nhưng nay ông đòi hơn thế nữa? Thú thực, rời bỏ quê hương cũ đã 21 năm, chưa một lần nào về lại Việt Nam, tôi không biết thực chất của chế độ lao tù tại đây hiện nay như thế nào, chẳng hạn như người tù ở các trại lao cải được cung cấp bao nhiêu gram cơm một ngày, thức ăn gồm có những gì hay chỉ nước muối mặn quanh năm suốt tháng như trước đây, hoặc thiếu chất đạm đến nỗi ra ngoài lao động bắt được con gì “nhúc nhích” là nướng ăn, rau dại ngoài rừng không kịp mọc, báo chí trong nước thì kín như bưng, các đài quốc tế tiếng Việt cũng chỉ nói sơ sài, thiếu thông tin chính xác để phán đoán.

Nhưng kịp đến khi đài VTV cho phát phóng sự đặc biệt về nếp sống của ông Cù Huy Hà Vũ trong tù hiện nay, tôi vẫn ngả về chiều hướng cho rằng đây là kịch bản được Hà Nội dựng lên để “bôi đen” ông Vũ, dù thể hình mập mạp của ông, cảnh ông ôm bà Dương Hà trong vòng tay khi được gặp mặt, cái dáng vẻ thong dong của ông trong sinh hoạt tại buồng giam cho thấy đây không phải là hậu quả của một người tù bị “đì,” bị đối xử tệ. Nó làm tôi nhớ lại lần tôi được gặp mặt mẹ tôi đúng 15 phút tại trại cải tạo Z-30A Xuân Lộc cuối năm 1987, trại cuối cùng trước khi tôi được thả, sau 12 năm không được phép thăm gặp hay nhận quà. Ðứa con trai lúc tôi vào trại cải tạo mới 6 tuổi lúc ấy đã thành một thanh niên 18 tuổi. Nó ngồi cạnh bà nội. Hai bà cháu nhìn cái thân thể chỉ còn là bộ xương biết đi của tôi, rồi khóc không nói được một lời nào. Khi chia tay, mẹ tôi chỉ kịp hỏi: “Con có bệnh tật gì không, mẹ đoán thế nào con cũng bị phù nên có làm một bịch cám rang trộn đường, gừng. Chịu khó ăn ngày vài muỗng lớn, uống nước nhiều vào, tiểu ra là hết phù.” Tôi mô tả sơ sơ cảnh gặp mặt mẹ và con trai của một người tù bị “đì” như tôi với hy vọng bà Dương Hà sẽ vơi bớt đi nỗi khổ vì tôi cho rằng so với mẹ tôi, bà còn may mắn hơn nhiều.

Tuy nhiên, vào ngày Chủ Nhật, 23 Tháng Sáu, bà Dương Hà lại tuyên bố với đài BBC rằng bà hoàn toàn nhất trí với ý kiến của các luật sư đồng nghiệp, trong đó có Luật Sư Nguyễn Văn Ðài, cho rằng ông Vũ có cơ sở để khởi kiện cuốn video clip của VTV loan tải hôm 15 Tháng Sáu với lý do clip này đã bôi nhọ ông và xâm phạm quyền được bảo vệ hình ảnh cá nhân của ông trước công chúng. Bà Dương Hà nói: “Cái việc họ đưa ti-vi vào quay trộm ông Vũ thì rõ ràng đấy là vi phạm pháp luật rồi, không còn phải bàn cãi gì nữa…” và bà khẳng định: “Những thước phim quay trộm không bao giờ là chính danh cả.” Chuyện chính danh hay không chính danh trong xã hội cộng sản đúng là không còn cần phải bàn cãi gì nữa cả. Nhưng tôi không nghĩ là họ quay trộm khi đài VTV và trưởng trại giam Yên Ðịnh đã đồng lõa với nhau để làm chuyện này. Cái khó khăn của bà Dương Hà là lúc đầu chính bà và những nhà tranh đấu ủng hộ chồng bà cũng đã nhất quyết cho rằng các video clip mà đài VTV phổ biến là “dựng đứng,” là “dàn cảnh” để nói xấu ông Cù Huy Hà Vũ. Nhưng nay bà lại xác nhận là những thước băng hình đó là “quay trộm,” hay “quay lén.” Cho nên một vấn đề được đặt ra: cảnh quay trộm là cảnh thật hay cảnh dàn dựng?

Nếu cảnh do dàn dựng thì đâu cần quay lén? Người ta chỉ quay lén một cảnh thật chứ không ai lại đi quay lén cảnh dàn dựng. Cứ giả dụ rằng cảnh quay còn bị cắt xẻo, rồi ráp nối với các không gian khác nhau, nhưng sức khỏe và hình ảnh mập mạp của ông Vũ không phù hợp với một người bị xử tệ đến nỗi phải tuyệt thực vô hạn định. Và cảnh sống được cho ưu đãi trong tù của ông Cù Huy Hà Vũ liệu có phải là sự thật không?

Tôi nói thẳng ra rằng nếu chuyện tuyệt thực trong tù chỉ liên quan tới ông Vũ và gia đình ông với cường quyền Hà Nội, tôi không có ý kiến. Nhưng đàng này câu chuyện trở lên vang dội vì có các cuộc tuyệt thực của người Việt hải ngoại và các tổ chức nhân quyền nhảy vào ủng hộ ông Cù Huy Hà Vũ. Giữa lúc đó, lời tuyên bố của bà Dương Hà giống như một gáo nước tạt vào một phong trào mới chỉ đang nhen nhúm. Hậu quả của nó là sự tin cậy bị thử thách.

Nó sẽ gây khó khăn cho những nhà bất đồng chính kiến tại Việt Nam trong việc vận động dư luận hải ngoại và người tranh đấu cho tự do, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam tại hải ngoại cũng khó thúc đẩy đồng hương của họ tham gia vào việc ủng hộ các nhà bất đồng chính kiến trong nước nếu thông tin cứ mờ mờ ảo ảo như vụ ông Cù Huy Hà Vũ.


Kỳ 206


Khóa rời Lạt Sơn lên đường đi chợ Ðồng Quan ngay chiều tối hôm đó. Tại Ðồng Quan, Khóa gặp cô nữ thư ký làm tại Sở Thuế Quan Văn Lý xưa. Cô tên là Jeanne Lệ Thủy có lai Pháp chút ít. Cha chết sớm, cô cùng mẹ tản cư từ đầu kháng chiến, nhưng rồi gia cảnh sa sút dần, bà mẹ vào thành trước để thu thập tài sản, nay đến lượt cô vào cùng với người đầy tớ gái. Khóa quyết định cả ba sẽ theo đường mòn vào Thành qua lối Văn Ðiển (cuối 1947, quân Pháp chỉ mới tiến tới ga này và lập một tiền đồn ở đó).

Gần tới Văn Ðiển cả ba cùng không biết đường nào mà đi, bốn bề vắng tanh vắng ngắt, đường đồng thì nơi này ruộng chiêm lấp loáng nước, nơi kia ruộng mùa bỏ hoang cỏ mọc ngập đầu gối; tìm tới quốc lộ số một thì những hầm hố phá hoại xưa nay trông càng đượm vẻ điêu tàn với rêu phong cỏ mọc, có quãng ba người phải lách vào giữa những ụ đất cỏ ranh rậm như rừng, mấy lần giật mình vì những con cò đậu nấp dưới cỏ kín thấy động bất chợt vù bay lên. Bỗng cả ba cùng đứng sững lại, bất giác Jeanne níu trĩu lấy cánh tay Khóa và con bé đầy tớ thi thốt tiếng kêu khẽ “chết mất bác ơi” rồi lùi một chút để nép hẳn phía sau Khóa. Nguyên do ba người mải mê lách giữa những hố phá hoại, đến khi vừa cùng nhô ra khỏi ụ đất cuối cùng với cỏ tranh cao rậm thì đồn binh Pháp bỗng xuất hiện sừng sững phía trước, ngang bờ thành nhấp nhô đầu lính Pháp và tại mỗi lỗ châu mai đều có một miệng súng đen ngòm hướng về phía ba người.

“Mẹ ơi, con về để gặp mẹ, lẽ nào con chết được!” – Khóa nghĩ thầm thế mà chỉ trong một xích na Khóa toan tính được hết điều thiệt hơn. Ụ đất chỉ cách có chừng hai bước phía sau nhưng đừng nói lùi lại, chỉ cần cả ba cứ đứng sững thế vài giây nữa đủ để các miệng súng đa nghi phía trước kia quyết định khạc đạn đều một lúc và cả ba tất chết lật ngửa về phía sau nửa bước là cùng. Khóa kẹp chặt lấy bàn tay Jeanne tiến lên, kéo theo cả con bé đầy tớ níu áo đằng sau, và nói khẽ:

– Ði ngay! Phải đi như thường chúng mới không bắn.

Cùng với bước tiến đó Khóa khẽ phanh chiếc veston bằng vải ka ki cho hở đúng khoảng tim, không phải lúc đó chàng toát mồ hôi mà vì chàng ý thức được rõ rằng ranh giới giữa sống và chết lúc đó chỉ bằng một phần tư sợi tóc, lý trí hay tình cảm không ăn nhằm gì vào cái xích na mà bất kỳ một tên lính nào phía trước nhấn cò súng. Khóa chỉ muốn rằng nếu rủi chúng có nhấn cò súng thì viên đạn chỉ việc xuyên thẳng vào tim chàng. “Mẹ ơi, con về để gặp mẹ lẽ nào con chết cho được!” Tiến được chừng mười bước, không một miệng súng nào lóe lửa, lúc đó Khóa mới yên trí là sống. Viên trung úy Pháp chỉ huy đồn xuất hiện, Jeanne giơ tay làm hiệu. Jeanne cũng hiểu phải dùng nước cờ mỹ nhân kế lúc đó mới đủ bảo đảm cho ba người. Viên trung úy ra hiệu thôi ngắm bắn cho những tay súng trong đồn, rồi tiến lên mấy bước:

– Giời ơi sao các người tiến thẳng vào tới đồn? Không sợ chết à?

– Chúng tôi hồi cư mà! – Jeanne trả lời bằng tiếng Pháp thế, không quên kèm một một nụ cười và một khóe nhìn.
Sau vài lời trao đổi với Khóa nữa, viên trung úy bèn đưa ba người vào làng gần đấy thuộc đồn này, ở tạm tại nhà ông đại diện xã và hứa sáng hôm sau cỗ xe sẽ đưa về Hà Nội. Trời chiều cũng vừa xuống màu.

Chín giờ hôm sau xe nhà binh tới. Về Hà Nội, từ biệt cùng Jeanne, Khóa tìm đến căn nhà ở Hàng Trống thì cả mẹ và em vừa đi sang Gia Lâm thăm hỏi một người bà con nào đó ở gần phi trường. Khóa thuê xe ra phố Bờ Sông những định sang ngay Gia Lâm, nhưng tới đây Khóa mới hay là từ Hà Nội sang Gia Lâm phải có giấy phép mới qua cầu được. Chàng không ăn gì suốt nửa ngày hôm đó mà không thấy đói, chỉ uống dù là không khát, nhưng sự khát khao gặp mẹ làm cồn cào lòng ruột thì làm sao mà uống nước cho dịu được? Ðến bốn giờ chiều hôm đó mẹ con, anh em mới gặp nhau.

Rồi Khóa trở ra đón vợ con về. Buồng vợ chồng Khóa ngay sát với buồng mẹ. Khóa bố trí vậy để nhỡ nửa đêm gà gáy mẹ có cần sai bảo điều gì, mẹ chỉ việc gọi một tiếng. Ai ngờ mẹ rất ít sai bảo chẳng riêng gì với con cháu mà cả với người làm.

Khóa thấy mẹ thức khá khuya mà vẫn dậy sớm, điều khiển cửa hàng rất chu đáo, Khóa hầu như chỉ giúp mẹ có việc duy nhất là đi lấy hàng về. Buồng của cụ chằng chịt dây điện, nào để cắm đèn đêm, nào để cắm đèn đọc sách (cụ vẫn đọc sách kể cả sách chữ Hán), nào để cắm bàn là, nào để cắm bếp điện pha nước uống trà sớm. Cụ dậy trước, khi qua buồng con, rón rén êm như bước mèo, sợ con thức giấc. Có những ngày hai mẹ con không nói với nhau một câu nhưng Khóa vẫn có cảm tưởng được thường xuyên đàm thoại với mẹ. Ðó là thứ im lặng cô đọng trong đó vang lên những lời thở than của mẹ ngót mười lăm năm xa nước, cùng những lời khuyên nhủ trong thư. Nhiều sớm mai, Khóa thức giấc vừa kịp vươn vai, mẹ nghe tiếng động, biết con đã dậy, giọng dịu dàng gọi: “Anh sang đây uống chén trà nóng!” Tiếng gọi đó bao giờ cũng làm Khóa lặng người, nước mắt rưng rưng, chàng muốn quì xuống cám ơn mẹ đã ban cho chàng phép lạ khiến chàng được sống lại một lần nữa tuổi thơ trong sạch quý giá.

BALTIMORE, Md. (AP)Bệnh nhân được giải phẫu ghép mặt năm ngoái đã có một diện mạo bình thường để trở lại với cuộc sống xã hội như mọi người sau 15 năm không dám ra ngoài công cộng.







Page 8035 – Nguoi Viet Online (15)




Richard Norris di câu cá ở gần nhà tại Hillsville, Virginia, hôm 25 tháng 6, một năm sau khi giải phẫu ghép mặt thành công, chấm dứt 15 năm sốngẩn dậtkhông dám ra ngoài vì bộ mặt dị dạng. (Hình: AP/Chuck Burton)

Thông tấn xã AP là hãng tin thứ nhì cho đến nay đã phỏng vấn được Richard Norris, 38 tuổi và thuật lại câu chuyện của anh qua những năm khốn khổ vì bộ mặt bị hư hỏng hoàn toàn sau một tai nạn súng 15 năm trước.

Năm 1997 tai nạn xảy ra trong nhà ở Virginia do khẩu shotgun nổ bất chợt, đã phá vỡ phân nửa mặt của Norris, làm mất hết răng, mũi và một phần lưỡi. Anh vẫn còn có thể ăn và cảm nhậnđược vị nhưng không ngửithấy mùi gì.

Với bộ mặt dị dạng như thế, hơn 10 năm Norris sống cuộc đời ẩn dật trong nhà, nếu có ra ngoài thì thường chỉ là khi trời tối, đội mũ và mang khăn che kín mặt.

Anh đã qua hàng chục lần giải phẫu chỉnh hình nhưng y khoa chỉ có khả năng giới hạn không thể sửa chữa được bao nhiêu. Cuối cùng tới năm ngoái, bác sĩ Eduardo Rodriguez, người đã tùng vài lần giải phẫu cho Norris, đề nghị một giải pháp khác, đó là ghép mặt (transplant).

Phương pháp này đã được thực hiện lần đầu tiên năm 2005 ở Pháp cho một phụ nữ bị chó ngoạm mất một phần bộ mặt. Sau đó trong 27 trường hợp khác, 4 bệnh nhân chết, những người sống sót phải dùng một loại thuốc ngăn chặn biến chứng – immunosuppressant – suốt đời, có tác hại đến sức khỏe.

Bác sĩ Rodriguez là trưởng phân khoa cấy ghép bằng plastic ở đại học y khoa Maryland từ nhiều năm. Văn phòng nghiên cứu của Hải Quân trợ cấp toán chuyên viên của ông trong công tác chỉnh hình cho các thương phế binh, Và bác sĩ quyết định tiến hành cuộc giải phẫu ghép mặt đầu tiên mà trước đây chỉ có 2 trung tâm y khoa khác ở Hoa Kỳ đã từng thực hiện.

Bác sĩ Mark Ehrenreich, cố vấn tâm lý cho toán của bác sĩ Rodriguez nhắc nhở rằng hầu hết các bệnh nhân phải giải phẫu ghép là vì sinh mạng bị đe dọa, còn giải phẫu ghép mặt là sự liều mạng để chữa trị một tình trạng không đe dọa cuộc sống. Nhưng bác sĩ Rodriguez giải thích là các bệnh nhân của ông hiểu điều ấy và cho rằng đáng để chấp nhận rủi ro.

Cuộc giải phẫu Nirris kéo dài 36 giờ và thành công thay thế răng, hàm dưới, một phần lưỡi, mũi và tái tạo bộ mặt. Đến nay sau 15 tháng Norris đã trở lại bình thường và khỏe mạnh với bộ mặt mới mà theo bác sĩ Rodriguez nếu mọi chuyện tiến triển tốt có thể tồn tại từ 20 tới 30 năm.

Một ký giả và nhiếp ảnh viên đã viết một cuốn sách về Norris mang tên: “Hai bộ mặt của Richard”. Norris hiện nay đang học ngành tin học và dự định thành lập một tổ chức từ thiện trợ giúp tài chính cho những bệnh nhân phải phẫu thuật ghép.(HC)

WASHINGTON (AP) – Cha của ông Edward Snowden, người tiết lộ chương trình do thám điện tử của Cơ Quan An Ninh Quốc Gia (NSA), thừa nhận hôm Thứ Sáulà con trai ôngphạm pháp, nhưng “không phản quốc.”



Page 8035 – Nguoi Viet Online (16)




Ông Lonnie Snowden, cha củaông Edward Snowden, trong chương trình “Today” Show của đài NBC. (Hình: Người Việt)


Xuất hiện trong chương trình “Today” show của đài NBC, ông Lonnie Snowden nói: “Nếu có người muốn gọi Edward là kẻ phản nghịch, thìthực ra con tôiđã phản bội chính phủ, nhưng tôi không tin rằng nó đã phản bội nhân dân Hoa Kỳ.”


Ông Snowden cho biết luật sư của ôngđã thông báo với Bộ Trưởng Tư PhápEric Holder rằng ông tin con trai ôngsẽ tự nguyện quay trở lại Hoa Kỳ, nếu Bộ Tư Pháp hứa hẹn không giam cầm ông trước khi có phiên xử, và không bắt ôngphải chịu một “lệnh cấm khẩu,”theoNBC.


Lệnh cấm khẩu không cho phép thông tin liên quan đến sự việc được công bốtrước khi vụ án được đưa ratòa, để bảo vệ cho cuộc điều tra không bị dư luận ảnh hưởng.







Page 8035 – Nguoi Viet Online (17)




Một người ủng hộ ông Edward Snowden cầm tấm bích chương bên ngoài sân bay Sheremetyevo ở Moscow hôm Thứ Sáu, 28 Tháng Sáu. (Hình: AP Photo/Sergei Grits)



Ông Snowden chưanói chuyệnvới con trai từ Tháng Tư, nhưng tin rằng con ông bị những người ở WikiLeaks lôi kéo. Nhóm chống bí mật này hiện đang cố gắng giúp Edward Snowden được hưởng quy chế tị nạn.


“Tôi không muốn đưa Edward vào tình trạng nguy hiểm, nhưng tôi rất quan tâm đếnnhững người đang ở xung quanh Eward,” ôngLonnie Snowden nói với NBC. “Tôi nghĩ rằng nhóm WikiLeaks, nếu nhìn vào những gì vừa xẩy ra, thì thấy trọng tâm của họ không nhất thiết phải là Hiến Pháp Hoa Kỳ, mà chỉ đơn giản là phát tán càng nhiều thông tin mật càng tốt.”

Edward Snowden đã chạy trốn sang Nga, sau khi bị buộc tội vi phạm luật hoạt động gián điệp của Mỹ vì rò rỉ thông tin về chương trình giám sát của NSA. (H.G.)

LAS VEGAS (AP) Một vùng không khí áp suất cao trên miền Tây Hoa Kỳ sẽ tạo nên một đơt nóng vào cuối tuần này với nhiệt độ lên tới gần kỷ lục ở một số nơi tại California, Nevada và Arizona.







Page 8035 – Nguoi Viet Online (18)




Công nhân xây dựng tại một khu nhà ở Queen Creek, Arizona, làm việc từ sáng sớm lúc bình minh và nghỉ khi mặt trời đã lên cao để tránh nóng, trong đợt nóng cao đang xảy ra trên một vùng rông lớn ở miền Tây Hoa Kỳ cuối tuần này. (Hình: AP/Matt York)

Những nơi sẽ có nhiệt độ cao nhất vào ngày Chủ Nhật nằm trong khu tam giác Sacramento – Phoenix – Salt Lake City.

Tại California, ở vùng sa mạc Death Valley nhiệt độ có thể lên đến 129 độ F (50 độ C) nghĩa là gần tới kỷ lục 134 độ trong lịch sử; Các nơi khác: thung lũng Morongo 110 độ, Barstow 112 độ, Los Angeles 93 độ, và không đâu dưới 80 độ.

Tại Nevada, nhiệt độ ngày Chủ Nhật ở Las Vegas, từ 112 độ đến 117 độ là nhiệt độ cao nhất chỉ mới ghi nhận được một lần trước kia năm 2005. Ban đêm nhiệt độ hạ bớt nhưng cũng còn trên 90 độ.

Theo dự báo đợt nóng sẽ còn kéo dài qua hết ngày Thứ Hai.

Cơ quan thời tiết quốc gia đã đưa ra báo động nóng và khuyến cáo mọi người áp dụng những phương cách đề phòng, bao gồm tránh làm việc nhiều ngoài trời nhưng đừng ở trong buồng đóng kín cửa nếu không có máy điều hòa không khí hay quạt thông gió và cần uống đủ nước. (HC)


Việt Nam



  • Tòa sơ thẩm Sài Gòn có thể tuyên án cựu “hoa hậu Nam MêKông 2009” Mỹ Xuân 30 tháng tù và người mẫu Thiên Kim 24 tháng tù treo, trong vụ án đường dây bán dâm hạng sang gồm sáu nghi can bị bắt hồi Tháng Sáu, 2012.
  • Giá vàng tại Việt Nam tiếp tục giảm ở mức 35 triệu đồng/lượng vào ngày 28 Tháng Sáu, tức giảm 5 triệu đồng/lượng so với vài tuần lễ trước đây.
  • Loài bọ xít hút máu người lan tràn ở 21 trong tổng số 29 quận, huyện của Hà Nội với hàng chục ổ, có ổ hàng nghìn con.
  • Một người thiệt mạng và 10 người khác nguy kịch trong bệnh viện đa khoa tỉnh Gia Lai vì bị ngộ độc sau khi ăn trứng cóc.


Cộng Ðồng/Ðịa Phương



  • Sở Cứu Hỏa Orange County yêu cầu tòa can thiệp hôm Thứ Tư để đòi $55,000 tốn phí trong vụ tìm anh Nicolas Cendoya, bị mất tích hồi Tháng Tư ở Cleveland National Forest.
  • Hội chợ y tế Anaheim có khám sức khỏe và trắc nghiệm miễn phí tại Magnolia High School, từ 8 giờ sáng đến 2 giờ chiều Chủ Nhật, do thành phố và trung tâm cộng đồng, cùng các bác sĩ và nhân viên y tế tổ chức.
  • Nghị Viên Chris Phan vừa được Cơ Quan Dịch Vụ Di Trú và Tị Nạn Lutheran ở Baltimore trao giải Walk of Courage cho người thành công và từng là người tị nạn.
  • Bà Mary Curran, cư dân Huntington Beach, vừa mừng sinh nhật thứ 100 hôm 22 Tháng Sáu vừa qua, phát biểu: “Tôi có được lựa chọn đâu!”


Hoa Kỳ



  • Mức phân lời địa ốc 30 năm cố định lên tới 4.46%, mức cao trong hai năm.
  • Tổng Thống Barack Obama hoan nghênh phán quyết của Tối Cao Pháp Viện về hôn nhân đồng tính nhưng thêm rằng, quyền lợi hôn nhân của những người này cần được mọi tiểu bang chấp thuận.
  • Cựu Tướng James E “Hoss” Cartwright, từng làm phó chủ tịch ủy ban tham mưu hỗn hợp và trong vòng thân cận của nội các Tổng Thống Obama, đang trở thành mục tiêu điều tra của Bộ Tư Pháp về rò rỉ thông tin mật.
  • Tòa án ở Baltimore kết luận tài xế xe đổ rác cố vượt đường rầy hôm 28 Tháng Năm, bị xe lửa đụng và trật đường rầy, gây thiệt hại đến $625,000.


Thế Giới



  • Thuyền buồm chở theo 7 người Mỹ trên đường từ New Zealand đến Úc mất liên lạc với đất liền từ hôm 4 Tháng Sáu và được xem là mất tích.
  • Chính quyền Venezuela tìm thấy xác chiếc máy bay nhỏ chở chủ nhân hãng thời trang người Ý Vittorio Missoni, vốn đã mất tích từ sáu tháng qua ở ngoài khơi quốc gia này.
  • Trung Quốc bỏ lệnh cấm treo hình Ðức Ðạt Lai Lạt Ma tại tu viện nổi tiếng Gaden ở thủ phủ Lhasa của Tây Tạng.
  • Bom nổ tại các quán cà phê đông khách và những mục tiêu khác trên khắp Iraq, khiến ít nhất 22 người chết trong cùng ngày.


PRETORIA, Nam Phi – Sau một thời gian nằm trong bệnh viện, có lúc trong tình trạng nguy kịch, sức khỏe của cựu tổng thống và là nhà lãnh đạo chống kỳ thị chủng tộc tại Nam Phi, ông Nelson Mandela, đã khá hơn.







Page 8035 – Nguoi Viet Online (19)

Lo lắng cho sức khỏe của nhà lãnh đạo được cả thế giới kính trọng này, người dân Nam Phi đồng loạt cầu nguyện cho ông. Chuyện ông Nelson Mandela nằm bệnh viện ở Pretoria, Nam Phi, cũng được người dân chú ý nhiều hơn là chuyến công du của Tổng Thống Barack Obama của Hoa Kỳ đến quốc gia Châu Phi này.

Trong hình, ông Nelson Mandela hồi năm 1994, lúc đó là lãnh đạo đảng ANC và vừa ra khỏi tù sau 27 năm bị giam giữ, vận động ứng cử tổng thống. Sau đó ông đắc cử và trở thành vị tổng thống da đen đầu tiên của Nam Phi. (Hình: Walter Dhladhla/AFP/Getty Images)


SANTA ANA, California (OCR) Một nữ nhân viên gốc Việt làm việc cho Sở Di Trú Hoa Kỳ vừa bị một đại bồi thẩm đoàn kết tội nhận hối lộ hàng ngàn đô la và hàng trăm chả giò, theo một bản tin của nhật báo The Orange County Register.







Page 8035 – Nguoi Viet Online (20)




(Hình minh họa: Dân Huỳnh/Người Việt)

Bà Mai Nhu Nguyen, 47 tuổi, cư dân Irvine, làm việc tại chi nhánh của Sở Di Trú ở Santa Ana, bị kết án ba tội liên quan đến việc đòi tiền và nhận tiền hối lộ, báo OCR trích thông cáo báo chí của Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ cho biết.Page 8035 – Nguoi Viet Online (21)

Phía công tố nói rằng bà Mai Nhu Nguyen bị bắt hôm 6 Tháng Sáu, sau khi nhận $2,200 của một di dân đang trong quá trình xin nhập tịch.

Cáo trạng cũng nói rằng nữ nhân viên này từng nhận $1,000 của một người khác khi người nàyxin thẻ xanh, và từng một lần nhận 200 chả giò của một người khác xin nhập quốc tịch.

Với vai trò nhân viên Sở Di Trú, công tố viên cho biết, bà Mai có quyền chấp thuận hoặc từ chối đơn xin nhập tịch của di dân.

Bà Mai hiện được tại ngoại, sau khi đóng $20,000 tiền thế chân, và sẽ ra tòa trở lại vào tháng tới. (Ð.D.)

WESTMINSTER (NV) – Phái đoàn CalOptima thăm tòa soạn nhật báo Người Việt chiều hôm Thứ Năm, 27 Tháng Sáu. Trong hình, từ phải, ông Michael Shrader, tổng giám đốc; Bác Sĩ Richard Helmer, giám đốc y khoa; ông Javier Sanchez, giám đốc lâm thời mạng lưới bảo hiểm; cô Kellie Todd, giám đốc truyền thông; và ông Tony Lâm, cựu nghị viên Westminster, tháp tùng phái đòan. Cơ quan quản trị bảo hiểm y tế CalOptima hiện có khỏang 430,000 thànhviên, trong đó có 1/3 là trẻ em ở Orange County với chương trình bảo hiểm y tế là $1.5 tỷ. (Hình: Dân Hùynh/Người Việt)






Page 8035 – Nguoi Viet Online (22)


SALT LAKE CITY, Utah (AP) Thượng Nghị Sĩ Jim Dabakis thuộc đảng Dân Chủ tiểu bang Utah, hôm Thứ Tư đưa ra lời cầu hôn với người bạn trai thâm niên Stephen Justesen, tại buổi mít tinh phủ đầy cờ biểu tượng của giới đồng tính ở Salt Lake City. Được biết hai người gặp gỡ nhau cách đây đã 26 năm.






Page 8035 – Nguoi Viet Online (23)

Thượng nghị sĩ tiểu bang Utah, Jim Dabakis, quỳ gối ngỏ lời cầu hôn với bạn trai quen suốt 25 năm, trong buổi lễ tại Club Sound ở Salt Lake City, hôm Thứ Tư 26 Tháng Sáu, 2013. (Hình: Chris Detrick/AP)


Trước một cử tọa đông đảo, TNS Dabakis ngỏ lời: “Stephen, sau bao năm quen biết, anh có bằng lòng lấy tôi không?”


Ông Dabakis nắm ghế nghị sĩ vào đầu năm nay, vốn là một nhà kinh doanh đồ nghệ thuật và còn là nhà sáng lậpPage 8035 – Nguoi Viet Online (24) trung tâm Utah Pride Center. Vào năm 2011, ông trở thành người đồng tính công khai đầu tiên lãnh đạo một đảng chính trị ở Utah.


Chỉ vài giờ sau khi Tối Cao Pháp Viện đưa ra phán quyết lịch sử về hôn nhân đồng tính, ông Dabakis bước lên sân khấu để ngỏ lời cầu hôn. Ông rút ra chiếc nhẩn ông mới mua trong ngày và đặt vào ngón tay của ông Justesen.


TNS Dabakis nói, lời cầu hôn này chỉ để đánh dấu một sự kiện lịch sử và rằng cả hai chưa có định ngày hôn lễ. (TP)

1...8,0348,0358,036...9,158Page 8,035 of 9,158

Page 8035 – Nguoi Viet Online (2024)
Top Articles
Latest Posts
Article information

Author: Geoffrey Lueilwitz

Last Updated:

Views: 5949

Rating: 5 / 5 (80 voted)

Reviews: 87% of readers found this page helpful

Author information

Name: Geoffrey Lueilwitz

Birthday: 1997-03-23

Address: 74183 Thomas Course, Port Micheal, OK 55446-1529

Phone: +13408645881558

Job: Global Representative

Hobby: Sailing, Vehicle restoration, Rowing, Ghost hunting, Scrapbooking, Rugby, Board sports

Introduction: My name is Geoffrey Lueilwitz, I am a zealous, encouraging, sparkling, enchanting, graceful, faithful, nice person who loves writing and wants to share my knowledge and understanding with you.